THÔNG BÁO
 
Đọc thêm
WEBLINK
 
GIÁO VIÊN NCKH
TẠI SAO KẾT QUẢ HỌC TẬP HỌC SINH - SINH VIÊN CHƯA CAO [8/18/]
 

 Thứ nhất: Thực trạng một số vấn đề về tình hình học tập của học sinh - sinh viên:

 

Thực trạng chất lượng giảng dạy ở trường ta trong những năm qua tương đối tốt, đã đáp ứng được nhu cầu của người học và yêu cầu của xã hội. Tuy nhiên trong vòng 2 năm trở lại đây tỷ lệ học sinh - sinh viên khá giỏi có chiều hướng giảm, học sinh - sinh viên yếu kém có chiều hướng tăng.

 
Qua kết quả điều tra cho thấy kết quả xếp loại học tập loại giỏi, khá của HS - SV những năm gần đây, nhất là đối với khoá C10 (đào tạo theo hệ thống tín chỉ) không cao so với các khoá trước
 

* So sánh giữa các khoá năm thứ nhất:( C06 - C09)

 

- Loại Giỏi: không

 

- Loại Khá:

 

+ Về số lượng: có chiều hướng tăng từ khoá 06 đến 08 (C06:8, C07:12, C08:19) nhưng khoá C09 giảm chỉ có 16 sinh viên

 

           + Về tỷ lệ: C07/C06 tăng 1% ; C08/ C07 giảm 1%; C09/C08 tăng 1,53%.

 

            - Loại Yếu kém: của năm thứ nhất

 

            + Khoá 07/06: giảm cả mặt số lượng (K07:3/6) và tỷ lệ (K07:1,49%/3,7%)

 

            + Khoá 08/07: tăng cả về số lượng (18/3), tỷ lệ: (4,73%/1,49%)

 

            +Khoá 09/08: giảm (10/18), Tỷ lệ (4,08%/4,73%)

 

            + Riêng khoá C10 qua kết quả thống kê của Phòng Đào tạo trong HKI vừa qua tỷ lệ SV yếu kém khoa kinh tế là 8%, như vậy gần xấp xỉ 2 lần so với khoá C09.

 

* So sánh qua các năm thì kết quả học tập loại giỏi, khá năm thứ hai cao hơn năm thứ nhất và năm thứ ba cao hơn năm thứ hai cả về số lượng và tỷ lệ của tất cả các khoá (C06 - C08), cụ thể:

 

+Khoá C06: Tỷ lệ khá, giỏi năm thứ nhất: 5%, NT2: 20%, NT3:40%

 

+Khoá C07: Tỷ lệ khá, giỏi năm thứ nhất: 6%, NT2: 25,6%, NT3:50,8%

 

  +Khoá C08: Tỷ lệ khá, giỏi năm thứ nhất: 5%, NT2: 17,8%, NT3: chưa Tổng kết.

 

Từng khoá tuy cao nhưng tính bình quân chung cho cả khoa thì tỷ lệ khá giỏi vẫn chưa đạt theo tỷ lệ của nhà trường, đặc biệt năm thứ 1 tỷ lệ khá giỏi thấp, yếu kém cao bởi vì các em mới vào trường chưa theo kịp phương pháp giảng dạy cũng như phương pháp học tập chưa phù hợp

 

II. Một số tồn tại và nguyên nhân:  

 

Qua nhiều năm giảng dạy và nhân dịp dự buổi toạ đàm về phương pháp học tập của 2 lớp chủ nhiệm( C09KT1 và C10KT1), tôi thấy có rất nhiều vấn đề không ổn trong cách học của học sinh - sinh viên hiện nay. Đây cũng là những nguyên nhân quan trọng dẫn đến trình trạng kết quả học tập của các em không cao.

 

- Thứ nhất tôi nhận thấy phần lớn sinh viên trước khi lên lớp không đọc trước giáo trình, mặc dù khi giáo viên bắt đầu giảng dạy một học phần mới ngoài việc giới thiệu đề cương chương trình, hình thức thi, thời gian thi, chúng tôi còn giới thiệu rất nhiều loại tài liệu: tài liệu chính, tài liệu tham khảo và đôi khi còn giới thiệu cả kinh nghiệm và phương pháp học tập của học phần đó cho học sinh - sinh viên.

 

- Thứ hai việc học bài cũ thì đại đa số sinh viên có học nhưng không tuân theo một quy luật nào cả, thời gian ôn bài cũ cũng rất ít, ngẫu hứng, chưa thật sự tập trung và không có phương pháp học cụ thể. Môn chuyên ngành (nhiều tiết, thi tốt nghiệp) thì học nhiều hơn, còn các môn cơ sở ngành thì học cho qua không thi lại là được. Việc giải bài tập thì sách bài tập có ở thư viện, hoặc mượn của thầy cô giáo phô tô có thể có đáp số, hoặc đáp án của các anh chị khoá trước thì phô tô mỗi người một bản không cần phải giải nữa. Khi giáo viên kiểm tra bài tập, nhiều sinh viên còn xung phong lên bảng giải (nhưng thực chất là chép lại), và cũng không biết mình chép đúng hay sai.

 

- Thứ ba học đã không có sự chuẩn bị kỹ càng thi lại càng tệ hơn. Đến tận ngày thi, ngày kiểm tra nhiều sinh viên học vội, học vàng rồi rủ nhau đến các điểm phô tô tìm phao cứu sinh. Số lượng học sinh sinh viên đến thư viện hoặc học tổ, học nhóm thì đếm trên đầu ngón tay. Tôi cũng thường đến Thư viện, qua quan sát thì thấy số lượng sinh viên đến mượn và đọc sách ở thư viện trường không nhiều so với tổng số học sinh - sinh viên toàn trường hiện nay. Hầu hết số đến thư viện thường là những sinh viên học chăm chỉ, chịu khó. Những vấn đề trên cũng là trình trạng chung cho tất cả sinh viên hiện nay, như vậy làm sao để thay đổi và cải thiện kết qủa học tập như mong muốn của chúng ta.

 

III. Ý kiến của cá nhân về những việc cần làm để nâng cao kết qủa học tập của học sinh- sinh viên:

 

- Thiết nghĩ nhà trường luôn tập trung đề cao vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng đào tạo và áp dụng các phương pháp dạy học tích cực. Nên cần đưa ra cách quản lý học sinh - sinh viên nghiêm ngoặt hơn trong hoạt động tự học, tự nghiên cứu, nhất là đối với sinh viên đang đào tạo theo hệ thống tín chỉ, bởi trong thực tế học kỳ I vừa qua và theo số liệu thống kê của phòng Đào tạo, thì số lượng sinh viên chưa đạt điểm trung bình chung tích luỹ ngành Xây dựng là 15% và ngành Kinh tế: 8%, điều này cho thấy một bộ phận không nhỏ sinh viên chưa có bản lĩnh và ý thức tự giác học tập còn lười học. Mà đã lười học thì làm sao có thể say mê tự học, tự rèn luyện, mà đã học kém càng chán học, bỏ tiết trốn tiết là điều không thể tránh khỏi và khối kiến thức hỏng ngày càng lớn dần mà không sao có thể bù đắp. Đó là vòng lẩn quẩn đưa đẩy sinh viên vào con đường ăn chơi lêu lỏng, cuối cùng thì bị lưu ban, dừng học tập một năm để trả nợ, thôi học trả về địa phương quản lý, một số ít lâm vào các tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc. . . .

 

- Trong thực tế, sinh viên còn quá nhiều thời gian nhàn rỗi, không đầu tư vào học tập và nghiên cứu khoa học, thì làm sao phấn đấu để trở thành sinh viên giỏi được, điều này thì thầy cô giáo và ngay cả bố mẹ cũng không thể làm thay được, chỉ có bản thân mỗi sinh viên phải tự vượt qua chính mình, để đi đến thành công trong học tập. Theo tôi đề cao tính tự giác, sáng tạo và chủ động của sinh viên trong học tập là rất tốt. Nhưng điều này không có nghĩa là bỏ bê cho sinh viên muốn nghiên cứu, học tập như thế nào cũng được mà cần phải có sự vào cuộc của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, các phòng khoa chức năng, các đoàn thể, càng đề cao tính tự giác và sáng tạo học tập của sinh viên càng phải tăng cường quản lý, nhưng phải đổi mới phương pháp quản lý cho phù hợp với trình trạng hiện nay. Bởi nếu ta cứ cho rằng mọi sinh viên đều tự giác học tập và chấp hành tốt nội quy, quy chế trong học tập và rèn luyện không cần biện pháp kỷ luật nào, muốn học tập tốt thì phải có hứng thú học tập, nhưng hứng thú học tập được tạo ra từ sự tự giác học tập của những học sinh - sinh viên có bản lĩnh và đây chỉ là một bộ phận nhỏ, còn đối với những học sinh - sinh viên thiếu bản lĩnh thì phải có công cụ hỗ trợ là kỷ luật, kỷ cương học tập dần dần tạo thành thói quen có hứng thú học tập, mà đối tượng này thường chiếm tỷ trọng lớn trong sinh viên.

 

- Như vậy, đã là giáo viên (giảng viên) dù là cơ hữu hay thỉnh giảng thì không thể chỉ có trách nhiệm trên bục giảng, còn sinh viên học như thế nào, có học hay không, có làm bài tập, làm thực hành hay không, giáo viên bộ môn không có trách nhiệm gì, thì điều này khó có thể chấp nhận được. Ta có thể ví von ca sỹ và giảng viên đều biểu diễn nghệ thuật là hát, nhưng bản chất của hai hoạt động này hoàn toàn khác nhau, ca sỹ hát ai muốn nghe thì nghe và không cần nhớ, còn giáo viên hát thì bắt buộc học sinh - sinh viên phải tai nghe, tay viết và mắt nhìn và điều quan trọng hơn sau khi nghe, tri thức mà sinh viên đã chắt lọc được là gì. Vì vậy mỗi thầy cô giáo, các tổ chức đoàn thể, cần phải đổi mới nội dung hoạt động để có tác dụng thiết thực và hiệu quả hơn trong công tác nâng cao chất lượng học tập của học sinh -sinh viên trong giai đoạn hiện nay.

 

- Như vậy để cho kết quả học tập của học sinh - sinh viên ngày một cải thiện và nâng cao phải được bắt đầu từ nhiều phía nhưng quan trọng hơn cả là từ học sinh - sinh viên và giáo viên

 

+ Về phía HS -SV tôi cũng có một vài kinh nghiệm để các em tham khảo khi học tập:

 

1. Không mất tập trung khi học (kể cả học ở nhà).

 

2. Ta nên tổng hợp lại kiến thức đã học được trong ngày.

 

3. Nên tránh những việc làm cản trở cho việc học của mình.

 

4. Nên tham gia các hoạt động văn nghệ thể dục, thể thao khi có điều kiện.

 

5. Nên sắp xếp thời gian học ở nhà phù hợp, không nên học vào lúc nửa đêm.

 

6. Đừng hẹn ngày mai cho việc học của mình.

 

7. Không nên học một mình.

 

8. Phải có phương pháp học tập cụ thể

 

Theo kết quả của các nhà nghiên cứu cho thấy, nếu người học chỉ nghe giảng, khả năng nhớ được là 5%. Đọc bài nhớ được 10%. Nghe và nhìn cùng lúc nhớ được 20%. Được xem làm thí nghiệm trước tại chỗ nhớ được 30%. Thảo luận nhóm nhớ được 50%. Thực hành bằng cách làm bài, ghi lại, viết lại nhớ được 75%. Và nhớ được, nắm vững nhất là giảng lại cho người khác, ứng dụng những gì học được ngay sau khi học là 90%.

Giảng viên: Đàm Thị Thu

 
In bài In bài này Gửi phản hồi Gửi phản hồi
Các tin khác:
Số lượng đang online: 2
Số lượt truy cập: 0
Copyright by Khoa Kinh tế- Trường Đại học Xây dựng Miền Trung
Điện thoại: (057).3 821 905. Email:vodaihong@muce.edu.vn